Là quốc gia có nền văn hóa truyền thống đa dạng phong phú và giàu bản sắc, Nhật Bản có rất nhiều biểu tượng độc đáo. Nhắc đến Nhật Bản, người ta thường nhắc đến hoa anh đào, núi Phú Sĩ, kimono…Đây đều là những biểu tượng văn hóa Nhật Bản, thể hiện tính cách và nét độc đáo trong đời sống tinh thần của người dân “xứ Phù Tang”. Nổi tiếng là một đất nước tâm linh, xứ anh đào không thiếu những đồ vật đóng vai trò “bùa hộ mệnh”, giúp loại bỏ năng lượng xấu và thu hút điều tốt lành. Bên cạnh những biểu tượng trên còn một số biểu tượng văn hóa Nhật Bản bạn có thể chưa biết. Hãy cùng TNT chúng mình tìm hiểu nhé!
1. Quạt giấy Sensu – Biểu Tượng Văn Hóa Nhật Bản
Ra đời vào khoảng 1300 năm trước, khi đó chiếc quạt xếp Sensu được làm từ những mảnh gỗ của cây bách ghép lại với nhau, nên được gọi là “Hyougi”, tức cây bách. Về sau người Nhật sử dụng giấy Washi truyền thống và dán lên khung tre, tạo thành Sensu như bây giờ.
Với ý nghĩa “thổi” những điều tốt lành đến khắp nơi, Sensu trở thành Engimono mang ý nghĩa chúc tụng, thường được dùng làm quà tặng trong các dịp như cưới hỏi. Sensu có rất nhiều loại và hoa văn, có loại còn tỏa ra mùi hương khi quạt. Người Nhật còn sử dụng Sensu khi biểu diễn kịch Noh, Kabuki; dùng làm vật trang trí trong nhà và đặc biệt tạo nên phong thái cao sang, quý phái cho người cầm nó.
Được sử dụng tại Nhật Bản bởi cả nam giới và phụ nữ, sensu không chỉ để làm mát – mà còn là một đồ dùng thời trang, biểu tượng của sự giàu có hay một vật dùng trong nghi lễ. Bạn có thể thấy quạt sensu này được sử dụng trong các điệu múa truyền thống, bởi các diễn viên kịch Noh hoặc Kabuki (từ thế kỉ 14) hay thậm chí cả các tu sĩ Thần đạo.
Các chiến binh samurai cũng sử dụng quạt gấp với rìa ngoài bằng kim loại (gunsen hay tessen) như một vũ khí bất ngờ.
Ngày nay, quạt gấp Nhật Bản là một trong những quà lưu niệm phổ biến nhất, có nhiều loại và mẫu mã, như bạn có thể thấy trong cửa hàng lưu niệm này ở Asakusa, Tokyo…
2. Đồng 5 yên Nhật – Biểu Tượng Văn Hóa Nhật Bản
Trong văn hóa phương đông số 5 mang tính cân bằng, chúng liên kết với vòng tuần hoàn gồm năm nguyên tố kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, một đất nước hội tụ tất cả những liên kết này sẽ là một đất nước hưng thịnh, phát tài. Số 5 là số người Nhật đặc biệt ưu ái, ngay cả trong ẩm thực người Nhật cũng chế biến theo thực đơn 5 màu, 5 vị, 5 phương thức nấu và phải đầy đủ 5 màu sắc.Cũng chính vì thế, 5 yên được xem là một biểu tượng may mắn tại đất nước mặt trời mọc. Người Nhật tin rằng giữ đồng xu này bên cạnh sẽ giúp họ kết nối với những gì vũ trụ đã tạo ra cho mình, chẳng hạn một người bạn tâm giao, một công việc mơ ước. Đây là biểu tượng văn hóa Nhật Bản không thể thiếu.
Đồng 5 yên của Nhật – “五円” phát âm là Go-en, đồng âm với chữ “御縁”, có nghĩa là vận mệnh, cơ hội, sự kết nối và các mối quan hệ. Trong đó, “御 – Go” là tiền tố kính ngữ thể hiện sự kính trọng. Đồng 5 yên cũng thường được dâng tại các đền thờ Thần đạo với mục đích thiết lập mối liên hệ tốt đẹp với vị thần của ngôi đền. Nó cũng được dùng để lì xì vào dịp năm mới, đựng trong những chiếc phong bì trang trí “Otoshidama”.
3. Chú chó Inu Hariko – Biểu Tượng Văn Hóa Nhật Bản
Đúng như tên gọi được ghép từ “Inu” (con chó) và “Hariko” (giấy bồi), Inu Hariko là chú chó làm từ giấy bồi.
Loài khuyển được người Nhật xem là loài vật có thể xua đuổi ma quỷ, đồng thời cũng là biểu tượng của sự mắn đẻ và sinh đẻ dễ dàng. Do đó, Inu Hariko thường được sử dụng như một vật đem lại may mắn cho phụ nữ mang bầu và trẻ em.
Nếu Inu Hariko đội chiếc giỏ bằng tre trên đầu, chú sẽ mang ý nghĩa cầu chúc cho bạn sinh ra một em bé vui vẻ (trong tiếng Nhật, khi chữ “Tre” đặt trên chữ “Khuyển” sẽ tạo thành chữ “Tiếu”, tức “cười”).
Còn nếu Inuhariko đeo chiếc trống lục lạc Denden Taiko trên mình, chú sẽ mang ý nghĩa cầu chúc đứa bé lớn lên trở thành chính nhân quân tử (Denden taiko là một chiếc lục lạc hai mặt như nhau, không phân biệt trước sau).
4. Cây nêu” ngày Tết Kado Matsu – Biểu Tượng Văn Hóa Nhật Bản
Thường được đặt ở trước cửa nhà vào dịp Năm mới, Kado Matsu gồm một vài cành thông và 3 ống tre tươi vát chéo có độ dài không bằng nhau: ống cao nhất tượng trưng cho nam, ống thấp nhất tượng trưng cho nữ và ống còn lại tượng trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai người.
Thông được xem là loài thực vật tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống mãnh liệt, còn tre là loài cây “vạn niên”, tượng trưng cho sự trường thọ.
Các nhánh trên cành thông và số lượng ống tre đều phải là số lẻ vì người Nhật quan niệm hạnh phúc không thể bị chia rẽ mà sẽ kéo dài mãi mãi. Đầu tre được vát chéo vì khi đó sẽ để lộ ra một khúc của đốt tre bên dưới, trông như hình mặt cười, và lẽ dĩ nhiên, nụ cười sẽ đem phúc lộc đến nhà.
Nếu cắm thêm cành hoa mơ – Ume, Kado Matsu sẽ được gọi là Shochikubai – Tùng Trúc Mai – dành riêng cho những dịp mang tính chúc tụng.
5. Món ăn mừng năm mới Osechi Ryori – Biểu Tượng Văn Hóa Nhật Bản
Osechi Ryori là một bữa ăn truyền thống của người Nhật vào ngày đầu năm mới. Thức ăn được đặt trong chiếc hộp sơn mài đặc biệt gọi là Jubako, thường gồm 4 khay, mỗi khay chứa các món mang ý nghĩa cầu chúc khác nhau.
Osechi có nguồn gốc từ thời Heian (794-1185), bấy giờ người Nhật thường dâng thức ăn lên thần linh vào những ngày đánh dấu sự chuyển mùa theo âm lịch, và quan trọng nhất trong số đó chính là ngày đầu tiên của một năm. Vào ngày này, những món ăn đặc biệt được dâng lên các vị thần và cũng được các quý tộc triều đình thưởng thức.
Qua nhiều thế kỷ, phong tục này đã lan rộng ra toàn xã hội và đến thời Edo (1603-1868) thì trở thành một thực hành phổ biến trên khắp Nhật Bản.
Kết Luận
Trên đây là top 5 biểu tượng văn hóa Nhật Bản. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về du học, đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình để nhận được hỗ trợ tốt nhất!
QUY TRÌNH DU HỌC NHẬT 8 BƯỚC CỰC ĐƠN GIẢN