Nhắc đến đất nước Nhật Bản – một đất nước có nền văn hóa lâu đời với nhiều điểm độc đáo, trong đó không thể không nhắc đến văn hóa trà đạo, rượu sake hay các trang phục truyền thống,… Hôm nay, hãy cùng du học TNT chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về những nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản nhé!
Văn Hóa Trà Đạo – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Nhật Bản
Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản.
Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người.
Tìm hiểu về trà đạo Nhật Bản
Trà đạo trong tiếng Nhật được hiểu là “lối uống trà” gọi là “chanoyu” hoặc “sado”. Xuất thân từ những hoạt động phục vụ thức uống đơn giản cho khách hàng, trà đạo dần được biết đến như một hình thức nghệ thuật biểu diễn về quy trình chuẩn bị và cách thức để pha chế trà.
Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản
Ý nghĩa của trà đạo Nhật Bản được biết đến thông qua hình thức chuẩn bị, pha chế cùng một số nghi thức trà đạo. Đây là một nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản. Điều này giúp trà nhân đưa tâm trở về, hòa vào nét mộc mạc của tự nhiên, thân – tâm – trí được thanh tịnh. Đó là ý nghĩa hàng đầu của việc thưởng trà, không chỉ đơn thuần là cảm nhận hương vị trà thông qua uống từng ngụm trà.
Văn Hóa Rượu Sake Nhật Bản – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Nhật Bản
Khoảng cuối thế kỷ 12, Sake mới khởi đầu biến thành thứ đồ uống phổ biến trong tầng lớp bình dân. Chúng ta chắc ai cũng biết đến loại rượu đặc trưng có từ ngàn xưa của xứ sở Phù Tang phải không nào, đó chính là loại rượu sake. Rượu sake là một loại rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men của người Nhật và đi kèm với khá nhiều quy tắc.
Dựa vào những thời điểm khác nhau mà người Nhật cũng sẽ sử dụng các loại rượu khác nhau. Trong văn hóa Nhật, người trẻ phải rót rượu cho người già nhất trước va khi có người rót rượu sake cho bạn, bạn cần phải giữ cốc rượu bằng 1 tay và tay kia kê phía dưới cốc để thể hiện phép lịch sự.
Trang Phục Truyền Thống Kimono – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Nhật Bản
Trang Phục Truyền Thống Kimono là một nét đặc sắc của văn hóa Nhật Bản. Kimono đã được người Nhật sử dụng trong suốt vài trăm năm. Ngày nay, do sự hội nhập quốc tế và tính chất cuộc sống nên Kimono không còn được sử dụng dụng hằng ngày như lúc trước mà thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết, trong đám tiệc hay các lễ hội. Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu và hoa văn nổi bật. Trong khi đó, Kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn.
Điểm đặc biệt của Kimono dành cho phụ nữ chính là bạn không cần phải lo liệu mình có mặc vừa hay không vì Kimono chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc chỉ cần bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại : tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không chuộng loại tay rộng bởi nó có thể gây ra nhiều trở ngại, vướng víu khi làm việc.
Văn Hóa Nhật Bản Trong Giao Tiếp – Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Nhật Bản
Trong văn hóa giao tiếp truyền thông của người Nhật Bản, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người đều phải làm theo. Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Dựa theo địa vị xã hội và mối quan hệ xã hội với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sử dụng các quy tắc và lễ nghi cũng như cách cúi mình mình khác nhau.
Trong văn hóa giao tiếp truyền thông của người Nhật Bản, có những quy tắc và lễ nghi mà mọi người đều phải làm theo. Đặc biệt, tất cả lời chào của người Nhật bao giờ cùng đi kèm với một cái cúi chào sau cùng. Dựa theo địa vị xã hội và mối quan hệ xã hội với người tham gia giao tiếp mà người Nhật sử dụng các quy tắc và lễ nghi cũng như cách cúi mình mình khác nhau.
Kiểu khẽ cúi chào:
Trong kiểu chào này, thân và đầu hơi cúi trong khoảng một giây và hai tay để bên hông. Người Nhật thường chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ cò những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào.
Kiểu cúi chào bình thường:
Trong kiểu chào này, thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
Thông Tin Liên Hệ
Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi!